Sáng 27-10, Hiệp hội các Doanh nghiệp nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo doanh nghiệp sản xuất và xu thế phát triển bền vững.
Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp đang đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang bị kiến thức, tiếp cận những mô hình, giải pháp thực tiển, hiệu quả với xu thế phát triển bền vững. Giữ vai trò tất yếu của doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tạo uy tín thương hiệu vươn ra toàn cầu. Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Đào Xuân Đức chia sẻ tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc năm 2021 Việt nam đã công bố cam kết tổng lượng phát thải quốc gia giảm 43,5% vào năm 2030 và phát thải ròng bằng không (NetZero) vào năm 2050.
Đối với doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh cân đối lợi ích hài hòa giữa khách hàng, doanh nghiệp và lợi ích xã hội là một tư duy trong quản trị kinh doanh hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến các hoạt động mang tính bền vững, trong đó có việc áp dụng các tiêu chí ESG môi trường – xã hội – quản trị doanh nghiệp. Phát triển bền vững không còn là khẩu hiệu mà đang thực sự trở thành xu thế tất yếu, là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hoạt động giao thương quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và các công ty đại chúng niêm yết tại sàn chứng khoán Việt Nam. Trên thế giới, áp dụng ESG đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp. Hiện có nhiều doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong tư duy quản trị về phát triển bền vững và đưa ESG vào trong chiến lược kinh doanh. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, quan tâm đến phát triển kinh tế địa phương, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và đặc biệt tập trung vào sản suất sản phẩm sạch, sản phẩm xanh.
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh Phạm Bình An chia sẻ, tăng trưởng xanh gồm giảm phát thải năng lượng tái tạo và giao thông xanh, sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững. Nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của thành phố có xu hướng chậm lại và thành phố đang tìm động lực tăng trưởng mới Cam kết của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu đạt mục tiêu phát thải rồng bằng 0 (NetZero) đến năm 2050; loại bỏ dần nhiệt điện than đến năm 2040; giảm phát thải khí nhà kính (Greenhouse Gas) đến năm 2030. Chấm dứt nạn phá rừng năm 2030 Việt Nam là một trong 12 quốc gia hoàn thành cập nhật mức đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) vào ngày 11/9/2020. Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 10 thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Thành phố Hồ Chí Minh hiện, kim ngạch xuất khẩu 47.183 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 41.580 triệu USD, vốn đầu tư xã hội 300.017 tỷ đồng, FDI 3.940 triệu USD, thu ngân sách 471.563 tỷ đồng, 213.721 doanh nghiệp hoạt động Tính liên kết doanh nghiệp Việt Nam rất yếu, còn phụ thuộc nhiều vào vấn đề văn hóa, có hai vấn đề quan trọng mà thành phố cần tập trung là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh Theo báo cáo đánh giá khí hậu thành phố Hồ Chí Minh, nền nhiệt tại Thành phố đã trở nên ấm dần hơn và tiếp tục sẽ tăng cao hơn, đang trải qua xu thế gia tăng đáng kể số ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Mức độ biến thiên tổng lượng mưa năm rất lớn, có thể lên đến gần 650 – 900 mm, với mức tăng cao nhất có thể đến 9,1–32,5% trong các kịch bản phát thải cao trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ 21. Diễn biến của các yếu tố cực đoan khí hậu có khuynh hướng gia tăng về cường độ và tần suất và đặc biệt là tiếp tục thay đổi phức tạp và khó dự báo hơn trong các kịch bản biến đổi khí hậu tương lai. Kết quả phân loại mức độ hạn và tần suất hạn khí tượng ghi nhận phần lớn diện tích đều trải qua nhiều đợt hạn nặng đến rất nặng, nghiêm trọng. Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2018 tổng lượng phát thải là 57.6 triệu tấn CO, tăng 5.4 triệu tấn so với lượng phát khí nhà kính năm 2016. Trong đó, phát thải từ lĩnh vực năng lượng cố định và lĩnh vực giao thông chiếm 93,6% tổng lượng phát thải và hấp thụ ở thành phố. Khí nhà kính phát sinh từ tiểu lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 45,71%), tiếp đến là nguồn phát thải từ tòa nhà dân cư (chiếm 30,75%) và trung tâm thương mại (18,98%), các nguồn còn lại chiếm 4,56%. Hiện tại, xe hai bánh vẫn là phương tiện chính trong dòng xe lưu thông tại thành phô với tỷ lệ rất cao, trong khi tỷ lệ xe điện chiếm tỷ lệ còn thấp (khoảng 0,16% tổng xe 2 bánh). Phương tiện chính đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân 86,35%, tốc độ tăng trưởng trung bình năm 1,84%/năm, tỷ lệ sở hữu khoảng 688 xe/1000 người dân, xe điện 2 bánh là 12.575 xe. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của xe ôtô là 6,65%/ năm, tỷ lệ sở hữu khoảng 58 xe/1000 người dân.
Nguồn điện tại thành phố được lấy từ lưới điện quốc gia, được quản lý bởi Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) – là một trong năm Tổng công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tổng sản lượng điện mà EVNHCMC mua từ EVN chiếm tới 97,7%, còn lại là điện mua từ thị trường. Bình quân mỗi năm thành phố tiêu thụ khoảng 25 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 10% so với cả nước, năng lượng tái tạo cả nước chiếm 12,95%. Vấn đề và thách thức đặt ra của thành phố, hiện các văn bản chỉ mang tính chất định hướng chính sách, chưa có nội dung cụ thể về chính sách hỗ trợ. Đòi hỏi phải triển khai một cách đồng bộ và hệ thống giữa các thực thể trong nền kinh tế, kể cả quốc tế. Nguồn lực tài chính thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn lớn, trong khi nguồn ngân sách hạn hẹp. Đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ, trong khi năng lực phát triển công nghệ của doanh nghiệp thành phố và năng suất lao động còn hạn chế.
Thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải đã được hình thành nhưng chưa có tính liên kết và nhiều vướng mắc về giấy phép thực hiện. Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh theo hướng xanh, bền vững, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Gồm ba mục tiêu chính, thứ nhất là nâng cao chất lượng sống, phát triển kinh tế xanh hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong các vấn đề môi trường sống, việc làm, văn hoá – giáo dục. Thứ hai là tăng lợi thế cạnh tranh, tăng lợi thế cạnh tranh ở cấp độ Thành phố, lẫn doanh nghiệp so với khu vực và các nước trên thế giới. Thứ ba là tăng cường kết nối và hợp tác vùng kinh tế trong nước, khu vực và trên thế giới, đồng thời kết nối giữa các ngành và lĩnh vực kinh tế – văn hoá – xã hội – môi trường.
Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi thành phố phải hành động tập thể, nhất quán và tầm nhìn, chiến lược và lộ trình hiệu quả với các mục tiêu trung và dài hạn để chuyển đổi dần dần và hạn chế các cú sốc về kinh tế – xã hội. Cần nâng cao nhận thức về vai trò của chuyển đổi xanh với sự phát triển kinh tế – xã hội và cải thiện đời sống người dân của thành phố. Tích hợp chiến lược chuyển đổi xanh của thành phố vào các khung chính sách, luật pháp quốc gia và các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội thành phố.
Thúy Nhi