
PV: Được biết, ông đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT, vậy trong mùa dịch COVID-19 này có ảnh hưởng đến doanh nghiệp của ông hay không?
Ông Phạm Thanh Hậu: Trong bối cảnh Covid hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, doanh nghiệp lĩnh vực CNTT cũng không ngoại lệ. Đặt thù doanh nghiệp CNTT phần lớn lao động, công việc được thực hiện trên máy tính, trên internet,… Nên việc tổ chức công việc, vận hành nội bộ nhanh chóng được thích ứng khi chuyển sang cơ chế làm việc tại nhà (WFH). Tuy nhiên xét về hoạt động kinh doanh, bán hàng vẫn sụt giảm trong bối cảnh chung của thị trường. Các dự án đang dở đang có nguy cơ ngừng vì đối tác điều chỉnh ngân sách. Các dự án nghiệm thu và chờ thanh toán, công nợ bị giãn ra thêm 4-6 tháng. Các dự án mới đối với phân khúc khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có thể bị đổi kế hoạch sang năm 2022,… v.v. Bù lại với nhóm khách hàng đã có ngân sách và doanh thu không bị ảnh hưởng thì họ vẫn đầu tư vào CNTT/Số hóa doanh nghiệp.
PV: Thời gian giãn cách xã hội tại TPHCM, doanh nghiệp của ông đã có những thay đổi tích cực nào để có thể duy trì hoạt động?
Ông Phạm Thanh Hậu: Thời gian giãn cách đội ngũ đã triển khai nhiều hoạt động rất sáng tạo nhằm gắn kết mọi người lại với nhau, chạm đến nhau thường xuyên để quan tâm nhau, động viên nhau, tạo năng lượng tích cực để làm việc hiệu quả hơn.
Chuyển hoạt động công ty sang làm việc tại nhà (WFH), thực hiện đầy đủ 5K, và các hướng dẫn chống dịch của chính quyền.
Thực hiện “Checkin” đầu ngày, đầu giờ làm việc mỗi nhân sự phải ghi vào hai nội dung “1. Mục tiêu làm việc ngày hôm nay là gì”, “2. Những việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành ngày hôm qua”. Việc này giúp đội ngũ tự nhận thức được công việc mình đã và đang làm, cấp quản lý sẽ tương tác với từng nhân sự để thúc đẩy mỗi nhân sự luôn làm việc với tinh thần “Ngày hôm nay phải làm tốt hơn nhiều hơn hôm qua”.
Tổ chức họp tuần, họp tháng qua zoom, mỗi buổi họp dành thời lượng 15 đến 30 phút để hỏi thăm sức khỏe, gia đình, chia sẽ động viện nhau.
Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, phát triển sản phẩm (Dự án nội bộ), thực hiện các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức cho đội ngũ, …
PV: Với vai trò là chuyên gia, diễn giả trong đào tạo doanh nghiệp, ông đã đưa ra những định hướng gì giúp các doanh nghiệp tái ổn định trong điều kiện bình thường mới?
Ông Phạm Thanh Hậu: Trong điều kiện chịu ảnh hưởng trầm trọng của dịch bệnh Covid-19, câu hỏi đặt ra “Doanh nghiệp cần những điều chỉnh gì để thích ứng, tồn tại, duy trì và phát triển doanh nghiệp”?
Với 16 năm trong hành trình “Nâng Tầm Doanh Nghiệp”, tiếp cận & làm việc với hơn 5.000 CEO chúng tôi đã xây dựng chương trình đào tạo “Phát Triển Doanh Nghiệp” kết hợp triển khai cùng VCCI và CLB SIYB TP.HCM triển khai đào tạo cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh bị tác động của dịch bệnh Covid, chúng tôi có điều chỉnh đưa ra chương trình đào tạo “5 điều chỉnh thực chiến, giúp doanh nghiệp tái thiết sau đại dịch giúp Doanh nghiệp vượt bão Covid”.
Chương trình đào tạo được xây dựng để cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm, các chỉ dẫn áp dụng “ngay & luôn” vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp điều chỉnh để tiếp tục tồn tại, phát triển trong điều kiện mới.
Nội dung 5 điều chỉnh như sau: Phần 1: Vẽ lại “Chân Dung Khách Hàng”; Phần 2: Sắp xếp lại đội ngũ nhân sự; Phần 3: Sắp xếp lại tài chính, dòng tiền, đàm phán các khoản vay, các khoản nợ phải trả; Phần 4: Điều chỉnh sản phẩm, xây dựng Tính năng/Công năng sản phẩm; Phần 5: Ứng dụng các nguồn lực sẵn có để số hóa doanh nghiệp, triển khai hoạt động doanh nghiệp.
PV: Qua tìm hiểu, ông là một thành viên của CLB SIYB TP.HCM, được đánh giá là người có trách nhiệm và năng động trong các hoạt động, vậy trong CLB ông giữ vai trò gì?
Ông Phạm Thanh Hậu: Cũng giống như nhiều hội viên khác trong CLB SIYB TP.HCM, CLB đã có bề dày hơn 25 năm, có rất nhiều anh chị hội viên hoạt động năng nổ, đóng góp tích cực cho cộng đồng. Theo dòng thời gian nhiều anh chị đã rất thành đạt. Tôi là thế hệ tiếp nối sau này. Cũng học hỏi cách làm, cách cho đi của anh chị đi trước, song hành với việc mình làm ăn, điều hành công ty incomSoft, phát triển sự nghiệp. Tôi cũng dành thời gian và những gì có thể vật lực, trí lực để hỗ trợ cộng đồng, cùng anh em CLB SIYB yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau, cùng nhau phát triển, đúng với tôn chỉ của CLB SIYB là Vui để phát triển – Hợp tác để thành công.
PV: Lĩnh vực hoạt động của ông là CNTT, sự chuyển biến nhanh của internet có giúp cho DN của ông tăng trưởng hay không?
Ông Phạm Thanh Hậu: Trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0, và sự chuyển biến nhanh của internet, … Ngành CNTT được hưởng lợi rất nhiều. Tôi làm về lĩnh vực phần mềm. Doanh nghiệp tôi cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp với thương hiệu incomSoft ERP.
incomSoft là đơn vị sản xuất phần mềm quản trị doanh nghiệp, viết tắt là incomSoft ERP.
incomSoft sử dụng “Công Nghệ Phần Mềm” để giải quyết bài toán “Nâng Tầm Doanh Nghiệp” giúp Doanh nghiệp lớn dần lên, vững mạnh và trường tồn thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện & phát triển các yếu tố như: Tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, minh bạch, công bằng, tăng năng suất, đoàn kết, sáng tạo, giữ được nhân viên, giữ được khách hàng, …
Hiện tại chúng tôi có hơn 5.000 Doanh nghiệp đã và đang sử dụng giải pháp phần mềm incomSoft. Trong đó có một số doanh nghiệp lớn và nằm trong Top VNR500.
incomSoft đang hưởng lợi trong bổi cảnh sự thay đổi nhanh chóng của “Hành Vi” tiêu dùng, “Hành Vi” quản trị doanh nghiệp được chuyển đổi qua hình thức online. Điều kiện tốt này là điểm tựa để incomSoft cũng như nhiều công ty trong lĩnh vực CNTT tăng trưởng vượt bật.
PV: Trong thời kì dịch bệnh này, kinh doanh online đang trở thành xu thế bắt buộc, nếu doanh nghiệp nếu duy trì. Với vai trò là chuyên gia, ông có thể đưa ra những sáng kiến để giúp doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại?
Ông Phạm Thanh Hậu: “Online” hay “Chuyển đổi số” là điều chắc chắn không thể đảo ngược. Doanh nghiệp cần hiểu ở đây “Hành vi” thay đổi theo hướng được số hóa
Ví dụ trước đây viết thư tay, chuyển lên gởi emails, chuyển lên Gọi điện thoại, Gọi video (Vừa nói vừa thấy), ..
“Hành vị tiêu dùng được Số Hóa”. Doanh nghiệp phải THAY ĐỔI cách thức vận hành doanh nghiệp và tương tác với khách hàng theo hướng “SỐ HÓA” những gì đang diễn ra ở hiện tại
Ví dụ: Thử áo quần/ hoặc may áo dài: Trước đây phải cử thợ đến đo độ dài … Bây giờ có thể thực hiện điều đó qua Call video trên zalo, hoặc dùng App quét hình khách hàng và điều chỉnh kích thước độ đo trên app, và hình ảnh chiết áo dài phù hợp với size khách hàng được lên hình/số hóa vừa vặn.
Hay nói một cách khác “Chuyển đổi số” là chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi mô hình vận hành doanh nghiệp, mô hình tương tác với khách hàng từ hình thức “THỰC” hiện tại lên hình thức “SỐ”.
Lời khuyên của tôi dành cho doanh nghiệp. Công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp bắt đầu bằng “Tư Duy”: Hãy nghĩ xem “Hành vi tiêu dùng”, “Hành vi quản trị doanh nghiệp” sẽ phải được tổ chức lên hình thức “Số” như thế nào để để mọi thứ tốt hơn, hiệu quả hơn. Sau đó tiến hình thiết kế, xây dựng kịch bản và thực hiện. Hãy chủ động làm việc với incomSoft hoặc nhiều doanh nghiệp CNTT khác, họ có nhiều góc nhìn khác mới mẻ hơn và cho doanh nghiệp nhiều lời khuyên, nhiều tư vấn nhanh chóng và phù hợp.
incomSoft tọa lạc tại Lầu 5, tòa nhà ANNA công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, Thành phố HCM.
Trân trọng cảm ơn ông!
Hữu Vũ (ghi)