Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là khi một số địa phương thực hiện cho các ca F0 (có biểu hiện nhẹ) và F1 cách ly tại nhà, nhiều người đã tìm mua các máy đo nồng độ oxy trong máu để phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy và can thiệp kịp thời khi bệnh trở nặng.

* Nồng độ oxy trong máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu còn gọi là độ bão hòa oxy trong máu hay chỉ số SpO2 (saturation of peripheral oxygen) – biểu thị cho tỷ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong máu. Một phân tử Hemoglobin (Hb) có thể kết hợp với 4 phân tử oxy, khi đã gắn đủ 4 phân tử oxy được gọi là bão hòa oxy. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì SpO2 là 100%.

Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh các dấu hiệu như: nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp. Khi bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não… sẽ chịu tác động tiêu cực rất nhanh. Vì vậy, cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu xảy ra tình trạng nguy hiểm. Đối với bệnh nhân Covid-19, giảm SpO2 là một trong những biểu hiện rõ nhất.

Chỉ số SpO2 bình thường là 95-100%. SpO2 từ 92-88%, vẫn được coi là an toàn và trung bình đối với những người bị COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) từ trung bình đến nặng. Nếu chỉ số này dưới 88% là đã trở nên nguy hiểm và khi nó giảm xuống 84% hoặc thấp hơn, đó là lúc bạn phải đến bệnh viện. Khoảng 80% và thấp hơn là nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng của bạn, vì vậy bạn nên được điều trị ngay lập tức. (theo Wikipedia, bản tiếng Anh).

* Máy đo nồng độ oxy máu

Hiện nay, máy đo nồng độ oxy máu thông dụng nhất là các thiết bị cầm tay. Đây là thiết bị nhỏ gọn, dễ sử dụng tại gia đình, nó giúp phát hiện tình trạng hạ oxy máu như: viêm phổi do vi khuẩn, hen phế quản… và viêm phổi do Covid-19.

Máy có hình dạng như cái kẹp. Khi đo, người dùng chỉ cần mở máy, đặt một ngón tay vào giữa, ấn nút nguồn rồi đợi kết quả hiển thị trên màn hình. Về nguyên lý hoạt động, khi kẹp máy đo SpO2 vào đầu ngón tay, đầu dò của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô có các mao mạch nhỏ chứa hồng cầu. Hồng ngoại sẽ bị hồng cầu hấp thu một phần. Từ lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu, máy sẽ tính ra số lượng hồng cầu có chứa oxy (máu đỏ).

Bằng chiếc smartphone của mình, người dùng cũng có thể cài đặt ứng dụng (app) miễn phí để đo nồng độ oxy trong máu để theo dõi các chỉ số sức khỏe của mình đặc biệt là nồng độ Oxy trong máu với TOP 5 app đo nồng độ Oxy trong máu (SpO2) tốt nhất cho điện thoại:

  1. SAMSUNG HEALTH: Ứng dụng theo dõi sức khỏe của Samsung

Samsung Health là ứng dụng theo dõi sức khỏe được hỗ trợ cài đặt trên Android và iOS của Samsung, phục vụ chăm sóc sức khỏe tổng thể của bạn và hỗ trợ lối sống lành mạnh hơn bằng cách ghi lại, theo dõi các thông số cơ thể mà bạn thường quan tâm. Ứng dụng còn kết nối được với phụ kiện thông minh như đồng hồ, tai nghe hay các máy đo chất lượng sức khỏe và các ứng dụng hỗ trợ sức khỏe, thể dục khác.

Samsung Health
  1. Careplix Vitals – Công cụ đo SpO2 – Nhịp tim

Careplix Vitals là ứng dụng đo nồng độ Oxy trong máu (SpO2) và nhịp tim của bạn. Ngoài ra, ứng dụng còn giúp bạn đo các chỉ số sức khỏe khác và theo dõi thống kê các số liệu sức khỏe của bạn theo một biểu đồ chỉ cần đặt ngón tay của bạn trên máy ảnh trên điện thoại thông minh của bạn trong 45 giây để đo các chỉ số sức khỏe chính xác.

Careplix Vitals – Công cụ đo SpO2 – Nhịp tim
  1. We Do Pulse – Ứng dụng kiểm tra nồng độ Oxy trong máu (SpO2)

We Do Pulse là ứng dụng theo dõi sức sức khỏe của bạn bằng cách kiểm tra các chỉ số như: đo nồng độ Oxy trong máu, huyết áp, theo dõi các triệu chứng để đưa ra cho bạn các nguyên nhân mắc phải bệnh hoặc có thể giúp bạn liên hệ với bác sĩ của mình để có thể theo dõi bệnh một cách tốt hơn.

We Do Pulse
  1. Heart Rate Monitor – Máy đo nhịp tim, nồng độ Oxy trong máu

Heart Rate Monitor là ứng dụng đo nhịp tim, nồng độ Oxy trong máu trên điện thoại được nhiều người tin dùng bởi giao diện của ứng dụng. Heart Rate Monitor có giao diện người dùng đơn giản và dễ sử dụng. Ứng dụng sử dụng cảm biến đặt tại camera điện thoại có thể giúp bạn đo nhịp tim và nồng độ Oxy trong máu một cách chính xác.

  1. Finger Oximeter-SpO2

Finger Oximeter-SpO2 là ứng dụng đo nồng độ Oxy trong máu và nhịp tim thông qua kết nối Bluetooth với công cụ đo. Ứng dụng sẽ giúp bạn đo độ bão hòa oxy trong máu (SpO2), chỉ số tưới máu (PI). Đặc biệt, đây còn là một ứng dụng miễn phí và bạn có thể sử dụng ứng dụng để hiển thị, ghi và xem dữ liệu đo được của mình.

Finger Oximeter-SpO2
Xin lưu ý rằng, các ứng dụng sau không thay thế hoàn toàn cho một máy đo nồng độ Oxy trong máu (SpO2). Kết quả có thể KHÔNG phải lúc nào cũng chính xác 100% (sự chính xác chỉ đạt 75% – 90%), kết quả này không được sử dụng để đưa ra các chuẩn đoán y tế.

Tổng hợp

Chia sẻ
Theo dõi Doanh Chủ trên
Hãy gia nhập cộng đồng sáng tạo nội dung số trên Doanh Chủ.
Đăng ký mở tài khoản qua Hotline: 081 262 77 99 hoặc Email: info@doanhchu.vn