Việc doanh nghiệp hiểu về hệ giá trị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được bản chất của thương hiệu là con đường của xây dựng và phát triển các giá trị, làm nền tảng cho giá trị thương hiệu được tăng cao, hướng đến tính di sản (tài sản được di chuyển và sinh lời khắp nơi), song song với tài sản thương hiệu. Đơn giản hơn, bản chất của chiến lược kinh doanh là tập trung vào doanh số, thị phần, lợi nhuận; còn bản chất của chiến lược thương hiệu là tạo các giá trị vô hình và phát triển nó, thu nhiều vùng lợi nhuận khác nhau từ doanh nghiệp như giá trị khách hàng, giá trị sản phẩm dịch vụ, giá trị niềm tin, giá trị biểu tượng…
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt đang thực hiện marketing nhằm mục tiêu doanh thu là chính, điều này làm hạn chế bản chất của marketing và định vị thương hiệu. Việc các doanh nghiệp làm cho khách hàng nhận diện được thương hiệu của mình là bài toán cần lời giải.
Dẫn đến việc một (hay nhiều) thương hiệu dù đã trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, vẫn thay đổi định vị sau một định vị chưa rõ ràng trước đó, hoặc thực thi tái định vị khi chưa thực sự định vị, chuyển hướng định vị khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường có những giá trị thương hiệu mạnh hơn, chạy theo chiến lược định vị của đối thủ và vô tình nhường thị phần cho đối thủ mà không hay biết, hoặc không tìm được giá trị thực sự của doanh nghiệp đang tồn tại ở đâu.
Để giải bài toán đó, mới đây, Công ty CP Tư vấn Giải pháp & Truyền thông (Vietso) phối hợp Công ty CP TM&DV Toán thương hiệu (BrandMath) tổ chức sự kiện “Giải pháp độ sâu thương hiệu và ứng dụng BrandMath trong thực thi xây dựng, phát triển, bảo toàn và định lượng giá trị thương hiệu“.
Theo Toán Thương hiệu, thương hiệu được phát triển trên một hệ trục 3 giá trị: độ sâu (nền tảng thương hiệu), độ rộng (giá trị tăng trưởng) và độ cao (tầm ảnh hưởng). Đây là hệ trục giúp doanh nghiệp có thể định hình xây dựng và điều hướng thương hiệu mong muốn.
Trong đó, để phát triển thương hiệu ở độ cao, doanh nghiệp cần lấy giá trị độ sâu làm nền tảng và phát triển song song với độ rộng. Tùy vào mỗi mục tiêu mà các doanh nghiệp có thể tập trung phát triển giá trị đó. Tuy nhiên, không quá “thiên vị” giá trị nào.
TS Đỗ Văn Phú – Tiến sĩ Toán thương hiệu Quốc tế cho biết, một doanh nghiệp muốn phủ khắp thị trường thì nền tảng thương hiệu của doanh nghiệp đó cần được chú trọng đặc biệt. Đây là yếu tố cốt lõi, song hiện nay chưa nhiều đơn vị làm được.
“Các chủ doanh nghiệp cần chuyển đổi dần tư duy về độ sâu (trong 3 giá trị) xây dựng nền tảng thương hiệu để đạt được giá trị mong muốn”, TS Đỗ Văn Phú nhấn mạnh.
Không chỉ vậy, hình ảnh và danh tiếng của CEO cũng là một yếu tố không thể bỏ qua đối với chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Theo số liệu của HBR, 44% tính ảnh hưởng của nhân sự trong vai trò xây dựng và phát triển kinh doanh thương hiệu. Do đó, giá trị của người thực thi và quản trị thương hiệu là một ẩn số đã có, cần được tìm ra.
Trong sự kiện lần này còn có sự góp mặt của 2 khách mời và tham vấn về chuyên môn, ông Lê Năng Hùng – Diễn giả về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, tư vấn năng lượng tái tạo thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường TP.HCM ; và tiến sĩ Trần Quý – Viện Trưởng Viện Kinh Tế Số Việt Nam, cùng sự góp mặt của các khách mời là các bên liên quan: chủ doanh nghiệp, nhà điều hành và quản lý doanh nghiệp, đại diện các tổ chức báo đài, tổ chức liên quan như hội doanh nghiệp trong và nước ngoài – giáo dục – truyền thông – môi trường. Nguồn nhân lực này được tập trung cho mục tiêu, là kiềng ba chân để xây dựng thực thi thương hiệu chặt chẽ và thực tế nhất.
Tìm kiếm giá trị vô hình của thương hiệu, là bước đầu của việc xây dựng chiến lược thương hiệu, trước khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động xây dựng thương hiệu trong ngắn hạn, hướng đến dài hạn của mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng, phát triển và bảo toàn các giá trị thương hiệu là một hoạt động xây hàng phòng thủ vững chắc cho doanh nghiệp từ độ sâu. Đây không phải là việc tạo ra các cuộc chiến thương mại, mà là cách để doanh nghiệp có thể được bảo vệ khi cuộc chiến thương mại diễn ra trên vùng lợi nhuận được nhìn thấy.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc xây dựng, phát triển thương hiệu chính là xây dựng một hàng thủ vững chắc, bảo vệ doanh nghiệp khi xảy ra cuộc chiến thương mại.
Tìm hiểu về giải pháp liên hệ:
CÔNG TY CP TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG VIỆT (VIETSO JSC) |