Doanh nghiệp đang đối diện với những thách thức lớn từ làn sóng công nghệ, áp lực cạnh tranh và cả những tác động của đại dịch. Trong đó, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa với bộ máy tinh gọn, linh hoạt vẫn có nhiều lợi thế để thay đổi chuyển đổi số.

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, cả nước chỉ có 15% Doanh nghiệp đang chuyển đổi số. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đầu tư nhiều vào chuyển đổi số vì gặp khó khăn về vốn.

Với khoảng 800.000 Doanh nghiệp, trong đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến hơn 90% và sử dụng đến 70% lực lượng lao động và đóng góp 50% GDP. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, đến hơn 90% Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực. Việc thiếu đầu ra, thị trường truyền thống bị phụ thuộc, và phải phụ thuộc vào trung gian nhưng vẫn phải chịu chi phí hoạt động… khiến doanh thu sụt giảm 50%. Vì vậy, khoảng 47% Doanh nghiệp khi được khảo sát đều coi chuyển đổi lên môi trường số là nhu cầu bức thiết nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh… Chương trình tập trung xây dựng các công cụ số, nền tảng số, cơ sở dữ liệu chuyển đổi số cho Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đến năm 2025, có ít nhất 100.000 Doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ chương trình.

Còn theo chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai, mỗi năm sẽ có ít nhất 30.000 Doanh nghiệp được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số Doanh nghiệp.

Tuy nhiên nhiều Doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, chưa biết thế nào là chuyển đổi số, chưa biết bắt đầu từ đâu và cũng không biết làm thế nào.

Chia sẻ tại hội thảo Phát triển năng lực chuyển đổi số cho doanh nghiệp cách đây chưa lâu, ông Nguyễn Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) cho rằng, năm 2021 là thời điểm vàng cho chuyển đổi số của Việt Nam. Đây được coi là cơ hội để Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp với các nước phát triển.

Theo các chuyên gia, lợi thế của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cuộc đua chuyển đổi số là họ có sự linh hoạt và tập trung sắc bén vào lĩnh vực cốt lõi. Vì quy mô nhỏ nên việc thử nghiệp và áp dụng công nghệ mới có thể thực hiện trong thời gian rất ngắn với mức chi phí tối ưu.

Nhưng cùng với những lợi thế đó, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất nhiều hạn chế về nguồn lực như tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng, mạng lưới kết nối, chính sách…, do đó quá trình chuyển đổi số với họ là cả một chặng đường đầy gian nan.

Doanh nghiệp cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi để thích nghi với khó khăn của đại dịch Covid-19 để tồn tại và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ.

Tổng Hợp

>>> Xem thêm: Chuyển đổi số là gì?

Chia sẻ
Theo dõi Doanh Chủ trên
Hãy gia nhập cộng đồng sáng tạo nội dung số trên Doanh Chủ.
Đăng ký mở tài khoản qua Hotline: 081 262 77 99 hoặc Email: info@doanhchu.vn